Bảng cân đối kế toán là gì?
khoảng trắng
Bảng cân đối kế toán là bản tóm tắt số dư tài chính của một doanh nghiệp, liệt kê giá trị tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu vào một thời điểm cụ thể (như ngày kết thúc năm tài chính của công ty).
Bảng cân đối kế toán là bản tóm tắt số dư tài chính của một doanh nghiệp, liệt kê giá trị tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu vào một thời điểm cụ thể (như ngày kết thúc năm tài chính của công ty).
Kết cấu bảng cân đối kế toán
Tài sản | Nguồn vốn |
1. Tài sản ngắn hạn
| 1. Nợ phải trả ngắn hạn
2. Nợ phải trả dài hạn
|
2. Tài sản dài hạn
| 2. Vốn chủ sử hữu
|
- Phần tài sản: Được sắp xếp theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần, tài sản có tính thanh khoản cao sẽ xếp trước rồi đến tài sản có tính thanh khoản thấp.
- Phần nguồn vốn: Được xếp theo tính cấp bách về yêu cầu hoàn trả, từ nợ phải trả ngắn hạn, nợ phải trả dài hạn cho đến vốn chủ sở hữu.
Các yếu tố trong bảng cân đối kế toán
Tài sản
- Tài sản ngắn hạn: Thể hiện tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác dễ chuyển đổi thành tiền trong ngắn hạn (không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường tại thời điểm báo cáo của công ty).
- Tài sản dài hạn: Là các tài sản mà tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng lớn hơn 12 tháng ví dụ như: tài sản cố định, các khoản phải thu dài hạn, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn...
Nguồn vốn
- Nợ phải trả: Là toàn bộ số nợ mà doanh nghiệp phải trả tính đến thời điểm báo cáo, bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
- Nợ ngắn hạn: Phản ánh giá trị của tổng các khoản nợ trong doanh nghiệp có thời hạn thanh toán không quá 12 tháng hoặc dưới một chu kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường như: phải trả người bán (tiền mua nguyên, vật liệu…), phải trả người lao động (tiền lương), doanh thu chưa thực hiện, các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, chi phí phải trả, phải trả nội bộ, dự phòng phải trả…
- Nợ dài hạn: Là tổng giá trị các khoản nợ của doanh nghiệp có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm lập báo cáo gồm các khoản: phải trả người bán dài hạn, vay và nợ thuê tài chính dài hạn, các khoản phải trả dài hạn khác, … tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
- Vốn chủ sở hữu: Là tổng số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm vốn chủ sở hữu và nguồn vốn khác như: các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, vốn đầu tư của chủ sở hữu, chênh lệch tỷ giá, chênh lệch đánh giá lại tài sản…
Ý nghĩa bảng cân đối kế toán
- Liệu công ty có giá trị ròng dương hay không?
- Liệu công ty có đủ tiền mặt và tài sản ngắn hạn để trang trải các nghĩa vụ của mình hay không?
- Và liệu công ty có mắc nợ nhiều so với các công ty cùng ngành hay không?
Phân tích cơ cấu tài sản
- Tỷ trọng tiền/Tổng tài sản: Chỉ số này càng cao thể hiện khả năng thanh toán cao, nhưng công ty lại đang bị lãng phí vốn và ngược lại.
- Tỷ trọng hàng tồn kho/Tổng tài sản: Chỉ số này cao thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho khách hàng tốt. Ngược lại, nếu chỉ số này thấp, doanh nghiệp có thể mất khách hàng vì không đáp ứng đủ hàng tồn kho.
- Tỷ trọng Nợ phải thu/Tổng tài sản: Chỉ số này càng cao thể hiện doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn, hiệu quả sử dụng vốn thấp…Ngược lại, doanh nghiệp có chính sách tín dụng hợp lý, nguồn vốn dồi dào. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá thấp thì doanh nghiệp cũng cần xem xét lại. Nếu chính sách tín dụng thắt chặt quá, thiên về dòng tiền, doanh nghiệp cũng có thể mất khách hàng.
- Tỷ trọng tài sản cố định/Tổng tài sản (Hệ số đầu tư TSCĐ): Hệ số này càng cao chứng tỏ năng lực sản xuất của doanh nghiệp tốt và có xu hướng phát triển lâu dài.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn
- Tỷ lệ vốn vay/Tổng nguồn vốn: Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro doanh nghiệp phải chịu càng cao vì chi phí lãi vay. Tuy nhiên, công ty lại có lợi về thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Hệ số Phải trả người bán/Tổng nguồn vốn:Tỷ lệ này càng cao chứng toán doanh nghiệp đang tăng cường sử dụng vốn để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.
Phân tích một số chỉ tiêu khác
- Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Chỉ số này càng cao cho thấy khả năng thanh toán nợ của công ty càng lớn, rủi ro tài chính của công ty đó càng nhỏ. - Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn – hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn.
Chỉ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp công ty càng được đảm bảo. - Hệ số thanh toán tiền mặt = Tiền và các khoản tương đương tiền / Nợ ngắn hạn.
Chỉ số này càng cao thì rủi ro thanh toán của doanh nghiệp càng thấp. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng thể hiện rằng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chưa tốt.
Hạn chế của bảng cân đối kế toán
- Chỉ phản ánh số liệu tại thời điểm lập báo cáo tài chính (thường là đầu kỳ hoặc cuối kỳ), không đánh giá được sự vận động hay luân chuyển của các loại tài sản hay nguồn vốn trong cả kỳ. Để có bức tranh đầy đủ hơn về những gì đang diễn ra với hoạt động kinh doanh của một công ty, bạn cần dựa trên dữ liệu có trong cả bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển tiền tệ mang tính “động” hơn.
- Các hệ thống kế toán, phương pháp khấu hao và quản lý, kiểm kê hàng tồn kho khác nhau cũng sẽ làm thay đổi các số liệu được đưa lên bảng cân đối kế toán. Bạn cần chú ý đến phần chú thích của báo cáo này để xác định hệ thống nào đang được sử dụng trong kế toán của họ và ảnh hưởng của nó tới số liệu kế toán ra sao.
- Bảng cân đối kế toán được lập trên nguyên tắc giá gốc nên sẽ không khớp giữa giá trị tài sản theo sổ sách và giá trị của tài sản đó trên thị trường hiện tại.
- Các doanh nghiệp có nhiều thủ thuật để điều chỉnh hoặc “thao túng” các chỉ số tài chính, do đó người dùng cần tìm hiểu kĩ trước khi rút ra các kết luận dựa trên việc phân tích báo cáo tài chính