Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua 5 yếu tố quan trọng

Đào Huy Hoàng
0

Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua 5 yếu tố quan trọng

1. Phân tích thị trường (lĩnh vực kinh doanh), khách hàng và đối thủ cạnh tranh

2. Đánh giá trình độ công nghệ

3. Đánh giá năng lực quản lý

4. Phân tích thông tin các dự án mà doanh nghiệp đầu tư

5. Phân tích cơ cấu cổ đông.

Sau đây chúng ta sẽ đi vào nội dung cụ thể.

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG - KHÁCH HÀNG - ĐỐI THỦ

Tại sao phải phân tích khía cạnh này. Đơn giản là vì thị trường, khách hàng là nơi đem lại doanh thu - nguồn sống, nguồn tồn tại của toàn bộ doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh thì lại là nguy cơ làm mất nguồn doanh thu đó. Do đó, chúng ta nhất thiết phải phân tích cho rõ lĩnh vực này.

Đối với phân tích thị trường - khách hàng và đối thủ, chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề sau:

+ Nhà cung cấp là ai, là một tổ chức hay nhiều tổ chức, có là doanh nghiệp đầu ngành với sản phẩm tốt hay không, doanh nghiệp có sự lựa chọn hay không, nếu thay đổi nhà cung cấp thì có được hay không, chi phí thay đổi là bao nhiêu?

+ Nguyên liệu đầu vào của sản phẩm là gì, chi phí bao nhiêu, đắt hay rẻ, chất lượng thế nào? Ảnh hưởng đến giá thành trong tương lai như thế nào?

+ Doanh nghiệp có bao nhiêu sản phẩm, tỷ lệ doanh thu của từng sản phẩm là bao nhiêu, sản phẩm nào là trọng yếu, đang có chiều hướng tốt không, các sản phẩm kia thì thế nào, doanh thu có đáng phải lo ngại?

+ Nếu sản phẩm có doanh thu cao nhất có dấu hiệu suy thoái, doanh nghiệp có sản phẩm khác thay thế hay không, chất lượng thế nào, thái độ nhà đầu tư về sản phẩm này thế nào?

+ Đối thủ cạnh tranh trong ngành là ai, họ có những sản phẩm gì, chúng ta có lợi thế và hạn chế gì so với họ?

+ Khách hàng của doanh nghiệp là ai, tỷ lệ mua hàng của từng khách hàng như thế nào, doanh nghiệp có quá bị phụ thuộc bởi 1 khách hàng không, nếu khách hàng đó không mua hàng nữa thì sẽ như thế nào?

Để trả lời hết hàng đống câu hỏi này, bạn cần rất nhiều thời gian để tìm thông tin và nghiên cứu. Do đó, trong bài viết không thể đưa ra ví dụ cho bạn được, bạn nên dựa theo những câu hỏi sau đây để nghiên cứu một công ty mà mình chú ý nhé.

ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ

Hiện nay cả Việt Nam và thế giới đang bước vào kỷ nguyên công nghệ 4.0. Điều này có nghĩa rằng doanh nghiệp nào không biết tận dụng công nghệ hoặc không nắm bắt tốt công nghệ đều sẽ bị tuột hậu so với các đối thủ của mình.

Đôi khi lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp lại chính là nền tảng công nghệ mà doanh nghiệp đó sở hữu để quản lý toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh.

Một ví dụ dễ thấy nhất đó chính là Thế Giới Di Động (MWG). Làm thế nào để doanh nghiệp này vận hành trơn tru một hệ thống cửa hàng bán lẻ với 1500 siêu thị trải khắp nước cùng với 4 thương hiệu lớn. Thế Giới Di Động đã xây dựng một hệ thống phần mềm mà lõi của nó là ERP liên thông với các bộ phận khác như Webiste, Ứng dụng, tổng đài, giao nhận, hóa đơn, báo cáo tài chính, quản lý khách hàng, hàng tồn kho,...

Nền tảng công nghệ hiện đại chính là một trong những yếu tố thành công của Thế Giới Di Động.

Do đó, để phân tích trình độ công nghệ của một doanh nghiệp, nhà đầu tư phải tìm hiểu doanh nghiệp đó sử dụng công nghệ gì, vào việc gì, sử dụng như thế nào, so với đối thủ thì có lợi thế hơn không.

Ngoài ra, doanh nghiệp có xu hướng đầu tư mới công nghệ, từ công nghệ mới doanh thu và lợi nhuận có tăng trưởng qua các năm,...

Đó là những câu hỏi mà nhà đầu tư cần phải trả lời khi phân tích một doanh nghiệp.

PHÂN TÍCH THÔNG TIN CÁC DỰ ÁN MÀ DOANH NGHIỆP ĐANG ĐẦU TƯ

Khi phân tích về vấn đề này, chúng ta cần quan tâm đến những nội dung sau:

+ Thông tin tổng quan về dự án: dự án gì? Ở đâu? Quy mô như thế nào? Đóng góp như thế nào cho công ty và xã hội? Hình thức xây dựng và thời gian xây dựng là bao lâu?

+ Dự án đó có khả thi hay không?

+ Mục đích sử dụng của dự án đó sau khi hoàn thành là gì? Có hợp lý không? Có giúp doanh nghiệp tăng trưởng lên hay không?

+ Bắt đầu phân tích đến tình hình tài chính của dự án bao gồm: tổng vốn đầu tư là bao nhiêu? Bao nhiêu là tự có, bao nhiêu là vay mượn? Mượn ở đâu, lãi suất bao nhiêu, thời hạn? Khả năng trả nợ của doanh nghiệp? Các chi phí cho dự án bao gồm chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí nhân công,...? Doanh thu dự kiến hàng năm là bao nhiêu?....

+ Đánh giá độ hiệu quả của dự án bằng các chỉ số NPV (giá trị hiện tài thuần), IRR (Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ) và PP (thời gian hoàn vốn),... Các bạn có thể search goole để tìm hiểu thêm. Có thể sắp tới tôi sẽ cập nhật những kiến thức này để anh em hiểu rõ. Nếu những con số này tốt thì dự án của doanh nghiệp mới khả quan được.

Nhà máy thép Dung Quất đang mà HPG đang xây dựng

Trên thực tế, để tìm những thông tin này không phải là điều đơn giản, nhưng không phải là không tìm được. Ví dụ, HPG đang xây dựng nhà máy thép Dung Quất chẳng hạn. Anh em vẫn có thể theo dõi tình hình hoạt động của nó. Ngoài ra có thể tải các báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán về HPG để tìm được những thông tin cần thiết về dự án này. Do đó, việc đánh giá được hiệu quả của một dự án đối với doanh nghiệp là điều hoàn toàn khả thi với nhà đầu tư.

PHÂN TÍCH CƠ CẤU CỔ ĐÔNG

Một câu hỏi đặt ra là tại sao phân tích cơ bản để tìm ra cổ phiếu tăng giá lại phải phân tích cơ cấu cổ đông làm gì?

Câu trả lời là cơ cấu cổ đông tuy không thuộc phân tích tài chính nhưng nó lại là yếu tố làm tăng hay giảm giá cổ phiếu trong dài hạn. Nói về yếu tố cổ đông, có rất nhiều câu chuyện xoay quanh nó. Nói đơn giản cho nhà đầu tư dễ nắm bắt:

+ Một doanh nghiệp có cơ cấu cổ đông cô đặc lúc nào cũng dễ tăng giá hơn một doanh nghiệp có pha loãng (do pha loãng lượng cổ phiếu)

+ Cổ đông có vốn Nhà nước thoái vốn sẽ tạo tiền đề tích cực cho các doanh nghiệp thoái vốn Nhà nước (điều này ai cũng biết)

+ Các doanh nghiệp được các cổ đông là tổ chức hoặc tổ chức nước ngoài mua cổ phiếu sẽ làm cho giá của cổ phiếu đó tăng rất tốt.

Và còn nhiều khía cạnh khác nữa mà tôi chưa đề cập đến. Do đó khi phân tích cơ cấu cổ đông, nhà đầu tư cần đánh giá một doanh nghiệp theo những yếu tố sau đây:

+ Cơ cấu cổ đông như thế nào? Cô đặc hay pha loãng?

+ Ban quản trị là có là cổ đông sáng lập hay không và chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số vốn?

+ Doanh nghiệp có vốn Nhà nước không? Chiếm bao nhiêu phần trăm? Có kế hoạch thoái vốn không?

+ Doanh nghiệp có nhà đầu tư người ngoài không? Room ngoại của doanh nghiệp là bao nhiêu? Có nới room không?

Cơ cấu cổ đông của MWG

Trên đây là toàn bộ những gì mà nhà đầu tư cần phải phân tích về doanh nghiệp ngoài phân tích tình hình sức khỏe tài chính qua báo cáo tài chính. Dĩ nhiên, ngoài những yếu tố cốt lõi này ra, tùy vào từng ngành, tùy từng công ty có những đặc thù riêng mà nhà đầu tư cần phải phân tích thêm một số yếu tố khác nữa. Do đó, để phân tích thành công một doanh nghiệp, nhà đầu tư cần phải tìm hiểu về ngành và doanh nghiệp thật kỹ.

khoảng trắng

Đăng nhận xét

0Nhận xét

Đăng nhận xét (0)