Phân tích chỉ số sinh lời của doanh nghiệp

Đào Huy Hoàng
0

CÁC NHÓM CHỈ SỐ TÀI CHÍNH DÙNG ĐỂ PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP

Trong lớp học phân tích cơ bản này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn tính toán một số nhóm chỉ số tài chính dùng để phân tích một doanh nghiệp. Trong một nhóm chỉ số sẽ có nhiều chỉ số tài chính cung cấp cho nhà đầu tư thông tin và góc nhìn khác nhau về doanh nghiệp. Sau khi tính toán và phân tích hết tất cả các chỉ số tài chính của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể dễ dàng nắm được tình hình doanh nghiệp cũng như đưa ra những quyết định đúng đắn hơn cho việc đầu tư cổ phiếu.

Các nhóm chỉ số tài chính mà nhà đầu tư cần quan tâm:

1. Nhóm chỉ số tài chính về khả năng sinh lời

2. 
Nhóm chỉ số tài chính về tăng trưởng

3. Nhóm chỉ số tài chính tổng hợp

4. Nhóm chỉ số tài chính về khả năng thanh toán

5. Nhóm chỉ số tài chính tính trên một cổ phần

6. Nhóm chỉ số tài chính về hiệu quả hoạt động

7. Nhóm chỉ số tài chính về cơ cấu tài chính

Trong bài học hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tính toán và sử dụng các chỉ tiêu trong nhóm chỉ số về khả năng sinh lời. Các nhóm khác sẽ được trình bày ở các bài học kế tiếp.

NHÓM CHỈ SỐ TÀI CHÍNH VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP

Trong nhóm chỉ số tài chính về khả năng sinh lời, có 4 chỉ số chính bao gồm:

1. Tỷ suất lợi nhuận gộp: chỉ số này dùng để phân tích về khả năng quản lý giá vốn của doanh nghiệp.

Công thức tính toán: Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần

Đầu vào của doanh nghiệp thấp hay cao, so với đối thủ cùng ngành hoặc các năm trước thì như thế nào. Giá vốn càng thấp thì doanh nghiệp càng lợi, lợi nhuận gộp càng tốt và tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ cao hơn.

Do đó, nếu tỷ suất này càng lớn thì doanh nghiệp càng quản lý được đầu vào (giá vốn, giá nguyên vật liệu) càng hiệu quả.

2. Tỷ suất lợi nhuận lợi nhuận hoạt động kinh doanh: chỉ số này dùng để phân tích chi phí hoạt động của doanh nghiệp.

Công thức tính toán:

Tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận hoạt động kinh doanh / Doanh thu thuần

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh được tính từ lợi nhuận gộp trừ đi chi phí. Do đó, nếu Lợi nhuận hoạt động kinh doanh cao tức là chi phí thấp hoặc chi phí được kiểm soát.

Chỉ số này càng cao, thì chi phí càng được doanh nghiệp kiểm soát tốt.

3. Lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần. Chỉ số này cũng là công thức tính của nó. Nhờ chỉ số này, chúng ta có thể đánh giá được chính xác tình hình của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng ngành hoặc chính doanh nghiệp đó qua các năm.

4. Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần. Lợi nhuận sau thuế là con số cuối cùng sau khi đã trừ đi hết tất cả các khoản chi phí, thuế, lãi vay,... là con số mà doanh nghiệp được sử dụng để chia cố tức hoặc giữ lại để tăng vốn. Do đó, lợi nhuận sau thuế mà cao tức là doanh nghiệp làm ăn tốt, có sức cạnh tranh tốt xét về tổng thể (chi phí, giá vốn, vay mượn,...)

Chỉ số này càng cao thì càng tốt.
TÍNH TOÁN THỰC TẾ NHÓM CHỈ SỐ TÀI CHÍNH VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP
Phần lý thuyết đã xong, sau đây tôi sẽ ví dụ về một công ty cụ thể, cùng với các thông tin dữ liệu của nó. Chúng ta sẽ sử dụng để tính toán nhóm chỉ số tài chính về khả năng sinh lời.

Tôi sẽ lấy ví dụ về công ty Hòa Phát (HPG).

Để tính toán được các chỉ số này, chúng ta tìm thông tin trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Đây là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của HPG đã kiểm toán năm 2017, chúng ta sẽ dùng nó để tính toán nhóm chỉ số khả năng sinh lời.

1. Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần = 10.625 tỷ / 46.854 tỷ = 22.7%

2. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận hoạt động kinh doanh / Doanh thu thuần = 9.252 tỷ / 46.854 tỷ = 19.7%

3. Lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần = 9.288 tỷ / 46.854 tỷ = 19.8%

4. Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần = 8.014 tỷ / 46.854 tỷ = 17.1%

Như vậy tôi đã tính xong 4 chỉ số về khả năng sinh lời của HPG trong năm 2017. Để tiến hành phân tích và so sánh, chúng ta cần tính toán các chỉ số trong năm 2015, 2016 của HPG, cũng như các đối thủ cùng ngành như HSG, NKG để biết được HPG có khả năng sinh lời như thế nào, tốt hay không.

khoảng trắng

Đăng nhận xét

0Nhận xét

Đăng nhận xét (0)