Phân tích chỉ số cơ cấu tài chính của doanh nghiệp

Đào Huy Hoàng
0

NHÓM CHỈ SỐ TÀI CHÍNH VỀ CƠ CẤU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Trong nhóm chỉ số tài chính về cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, chúng ta sẽ cân nhắc đến những chỉ số sau:
+ Tỷ lệ tự tài trợ
+ Tỷ lệ nợ
+ Tỷ lệ nợ / Vốn chủ sở hữu
+ Tỷ lệ đòn bẩy
+ Tỷ lệ nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu

Với 5 chỉ số này, ta có thể nắm được tình hình vay nợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào cũng như họ cân đối nợ như thế nào, có đang mất kiểm soát hay không?
Chúng ta sẽ cùng đi phân tích từng chỉ số nhé.

1. Tỷ lệ tự tài trợ

Phản ánh tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Chỉ số này cho biết thực chất vốn tự có của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu % trong tổng tài sản.
Công thức tính: 
Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản

2. Tỷ lệ nợ 

Phản ánh tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản. Chỉ số này cho biết thực chất nợ mà doanh nghiệp vay chiếm bao nhiêu % trong tổng tài sản.
Công thức tính: 
Tổng nợ / Tổng tài sản
Theo nguyên tắc: Tổng tài sản = tổng nợ + vốn chủ sở hữu
Do đó, tỷ lệ tự tài trợ + tỷ lệ nợ = 1
Ví dụ: công ty A có tổng tài sản là 100 tỷ, trong đó vốn chủ sở hữu là 40 tỷ, còn 60 tỷ là đi vay.
Tỷ lệ tự tài trợ = 40/100 = 40%
Tỷ lệ nợ = 60/100 = 60%
Như vậy, hơn một nữa tài sản của doanh nghiệp là đi vay nợ, thường thì khá rủi ro, trong khi chỉ có 40% là vốn tự có.

Thông thường, để lựa chọn 1 công ty tốt, chúng ta nên lựa chọn công ty có tỷ lệ nợ nhỏ hơn 50% hoặc tỷ lệ tự tài trợ lớn hơn 50%. Vì những công ty như vậy sẽ an toàn hơn, khả năng vỡ nợ thấp hơn.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thế, nhà đầu tư vẫn phải xem xét đặc thù ngành. Có những ngành bắt buộc tỷ lệ nợ phải cao như ngành xây dựng hoặc bất động sản chẳng hạn, có khi tỷ lệ nợ hơn 50% và bạn không thể kết luận rằng doanh nghiệp nợ quá nhiều và quá rủi ro được.

Về đặc thù ngành như thế nào thì tôi sẽ trình bày ở các bài sau.

3. Tỷ lệ nợ / Vốn chủ sở hữu. 

Chỉ số này cũng được sử dụng như 2 chỉ số trên.

4. Tỷ lệ đòn bẩy 

Cho biết doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy như thế nào. Cao hay thấp, cao bao nhiêu.

Công thức tính: Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu

Nếu tỷ lệ đòn bẩy = 1, tức là doanh nghiệp không sử dụng đòn bẩy tài chính (tức là không vay nợ để phát triển kinh doanh mà sử dụng vốn tự có).

Nếu tỷ lệ đòn bẩy lớn 1, tức là doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy. Nếu tỷ lệ đòn bẩy = 2, tức là doanh nghiệp vay một khoản nợ bằng với vốn chủ sở hữu.

Tỷ lệ đòn bẩy càng cao thì doanh nghiệp sẽ càng đối mặt với rủi ro vỡ nợ càng cao.

Lưu ý: đòn bẩy tức là dùng các khoản nợ để đầu tư vào kinh doanh sản xuất nhằm khuếch đại lợi nhuận hơn so với việc chỉ sử dụng vốn tự có.

5. Tỷ lệ nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu 

Cho biết tỷ lệ nợ dài hạn như thế nào so với vốn chủ sở hữu.

Bởi lẽ, nợ dài hạn có giá trị khá lớn, nếu tỷ số này cao hơn 1 tức là nợ dài hạn lớn hơn cả vốn chủ sở hữu thì vô cùng rủi ro. Một khi đáo hạn, doanh nghiệp có thể phải sử dụng hết toàn bộ vốn chủ sở hữu của mình để trả nợ dài hạn.

Đó là lý do tại sao tỷ lệ này nên nhỏ hơn 1, thậm chí càng thấp thì càng an toàn.

Dưới đây là ví dụ về tình hình nợ vay của HPG qua các năm.


Chúng ta có thể tính toán cho từng năm và từng quý, sau đó thống kê lại như bảng này để có cái nhìn tổng quan hơn.
Trong ví dụ của HPG, chúng ta có thể thấy một tín hiệu khả quan là tỷ lệ nợ / tổng vốn có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu cao hơn tốc độ tăng nợ. Do đó, có thể nói, HPG là doanh nghiệp đang kiểm soát tỷ lệ nợ khá tốt.

khoảng trắng

Đăng nhận xét

0Nhận xét

Đăng nhận xét (0)