Phân tích các chỉ số EPS - P/E - P/B - ROA - ROE của doanh nghiệp

Đào Huy Hoàng
0

Phân tích các chỉ số tài chính trong đầu tư chứng khoán

Nhóm chỉ số quan trọng mà hôm nay chúng ta được học là:

1. EPS

2. P/E - P/B

3. ROA - ROE


Bây giờ, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào chi tiết từng chỉ số tài chính nhé.

1. LỢI NHUẬN TRÊN MỖI CỔ PHIẾU - EPS (EARNINGS PER SHARE)

Công thức tính:

EPS = (Lợi nhuận sau thuế - Trích quỹ khen thưởng phúc lợi) / Số CP đang lưu hành

Đây là công thức mới theo quy định hiện hành (công thức cũ không trừ quỹ khen thưởng phúc lợi. Đa phần các trang web cung cấp chỉ số EPS này đều tình theo công thức cũ. Do đó, bạn nên tìm chỉ tiêu khen thưởng phúc lợi trong báo cáo tài chính trừ ra để cho chính xác nhé.

EPS là một trong những chỉ số quan trọng nhất khi phân tích báo cáo tài chính cũng như phân tích sự tăng trưởng của doanh nghiệp. EPS càng cao cho biết doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh tốt, khả năng trả cổ tức cho cổ đông cao (do kiếm được nhiều lợi nhuận) từ đó sẽ làm tăng giá cổ phiếu.

2. TỶ SỐ GIÁ TRÊN THU NHẬP - P/E (PRICE / EARNINGS)

Công thức:

P/E = Giá trị vốn hóa / Lợi nhuận sau thuế

Hay P/E = Thị giá cổ phiếu / EPS

P/E cho biết nhà đầu tư sẽ phải trả bao nhiều đồng mua cổ phiếu để nhận được 1 đồng lợi nhuận từ công ty. Ví dụ, nếu một công ty XYZ có P/E = 10 tức là để nhận được 1 đồng lợi nhuận, nhà đầu tư phải trả 10 đồng để mua cổ phiếu XYZ.

Đồng thời P/E còn có ý nghĩa hoàn vốn. Cũng lấy ví dụ trên, nếu P/E = 10 tức là sau 10 năm thì bạn có thể hoàn lại vốn đầu tư của mình.

Theo lý thuyết, nếu con số này quá cao, thì cổ phiếu sẽ được xem là đắt.

Lưu ý: khi doanh nghiệp có lợi nhuận âm thì P/E không sử dụng được nữa.

3. TỶ SỐ GIÁ TRÊN GIÁ TRỊ SỔ SÁCH - P/B (PRICE / BOOK VALUE)

Công thức tính:

P/B = Giá trị vốn hóa / Giá trị sổ sách

P/B cho biết giá trị thị trường của cổ phiếu cao hơn bao nhiều lần so với giá trị sổ sách. Theo lý thuyết, nếu con số này quá cao, thì cổ phiếu sẽ được xem là đắt.

Lưu ý: tương tự như P/E, P/B không thể sử dụng khi doanh nghiệp có lợi nhuận âm.

Minh họa cách tính chỉ số P/E và P/B

4. TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN TỔNG TÀI SẢN - ROA (RETURN ON ASSETS)

Công thức tính:

ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản

Chỉ số ROA cho biết với 1 đồng tổng tài sản, doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số này càng cao thì càng tốt.

Trong công thứ ROA có mẫu số là tổng tài sản tức là bao gồm cả vốn chủ sở hữu và nợ vay. Do đó, nếu con số này cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng cả vốn chủ sở hữu và nợ vay hiệu quả để tạo ra lợi nhuận.

Lưu ý: cách phân tích ROA hiệu quả là so sánh ROA qua các năm và so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành để nhận biết doanh nghiệp có hiệu quả hay không.

ROA chỉ có ý nghĩa khi so sánh với chính ở thời kỳ khác hoặc với doanh nghiệp cùng ngành, hoặc trung bình ngành.

Ví dụ: chúng ta không được so sánh ROA giữa HPG và PNJ vì đây là 2 doanh nghiệp thuộc 2 ngành khác nhau.

5. TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU - ROE (RETURN ON EQUITY)

Công thức tính:

ROE = Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu

Chỉ số ROE cho biết với 1 đồng Vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số này càng cao thì càng tốt.

Công thức này khá giống với ROA, tuy nhiên trong ROE đã loại bỏ đi những khoản vay mà chỉ tính riêng cho vốn chủ sở hữu.

Chỉ số ROE có ý nghĩa rằng nếu không xét đến nợ vay với bao nhiêu đó vốn chủ sở hữu (vốn tự có) thì kiếm được lợi nhuận hiệu quả như thế nào.

ROE được xem là chỉ số tài chính quan trọng nhất khi phân tích cơ bản cùng với EPS.

Chỉ số ROE càng cao thì càng tốt, chứng tỏ vốn cổ đông được góp vào có hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh.

Một lưu ý nữa khi phân tích ROE. Ngoài việc so sánh ROE hiện tại với quá khứ và với doanh nghiệp cùng ngành như ROA, thì ROE còn được so sánh với lãi suất ngân hàng:

+ ROE < lãi suất ngân hàng: không hiệu quả, lợi nhuận trả hết cho lãi vay ngân hàng và chẳng còn dư đồng nào.

+ ROE > lãi suất ngân hàng: hiệu quả, dư sức trả lãi vay ngân hàng.

4 chỉ số tài chính của cổ phiế VNM được so sánh qua 4 năm

khoảng trắng

Đăng nhận xét

0Nhận xét

Đăng nhận xét (0)