Chỉ số RSI là gì? Ứng dụng RSI trong phân tính kỹ thuật

Đào Huy Hoàng
0

Chỉ số RSI là gì?

RSI phản ánh mối quan hệ giữa sức tăng giá và sức giảm giá của một CP trong một thời kỳ, được xác định bằng cách:

Lấy tỷ số giá trung bình của các phiên tăng và giá trung bình các phiên giảm trong thời kỳ đó.

RSI = 100 – 100 / (1 + RS)

Ý nghĩa

RSI xác định tương quan sức mạnh giữa phe mua và phe bán bằng cách phản ánh tỷ số tăng giá và tỷ số giảm giá vào giá trị của RSI. Giá trị này nằm trong khoảng 0 đến 100. 
Giá trị 50 của RSI gọi là giá trị trung bình tại đây sức mua và bán có tương quan ngang bằng nhau. RSI lớn hơn 50 và càng lớn thì phản ánh sức mua càng lớn hơn sức bán, giá cả đang tăng. 
RSI nhỏ hơn 50 và càng nhỏ thì phản hánh sức bán càng lớn hơn sức mua, giá cả đang xuống. 
RSI có hai ngưỡng siêu mua và siêu bán là 70 và 30, nếu giá trị của RSI lớn hơn 70 thị trường đang ở trạng thái siêu mua với sự áp đảo của phe mua, nếu RSI nhỏ hơn 30 thị trường đang ở ngưỡng siêu bán và phe bán đang áp đảo

Sử dụng RSI

Tín hiệu mua:
Mua khi RSI cắt lên và nằm phía trên vạch có giá trị 30 (Vùng quá bán) và gia tăng tốc độ mua khi RSI tiến lên cắt qua 50.
Tín hiệu bán:
Bán khi RSI cắt và nằm phía dưới vạch có giá trị 70 (Vùng quá mua) 

Một cách khác để nhận diện tín hiệu mua bán của chỉ báo RSI:
Mua khi đường giá và đường RSI đều đang tăng, với điều kiện đường RSI cắt và nằm trên lằn có giá trị là 50.
Bán khi đường giá và đường RSI đều đang giảm, với điều kiện là RSI cắt và nằm phía dưới lằn có giá trị là 50.

khoảng trắng

Đăng nhận xét

0Nhận xét

Đăng nhận xét (0)